10 LOẠI CỎ CỎ TÁC DỤNG LÀM THUỐC CHỮA BỆNH
CỎ NHỌ NỒI
CỎ SỮA
CỎ XƯỚC
CỎ LÁ TRE
CỎ THÁP BÚT
CỎ SÒ HUYẾT
CỎ NGỌT
CỎ ROI NGỰA
CỎ MẦN CHẦU
CỎ BƯỜM NGỰA
- CỎ NHỌ NỒI

Tên khoa học: Eclipta prostrata
Họ: Asteraceae (cúc)
Cỏ nhọ nội có vị chua, tính lạnh có tác dụng làm đông máu và cầm máu, hạ sốt dùng 50g lá tươi giã vắt lấy nước cốt ngắn hoặc 20-30g lá khô phối hợp với các vị huyết dụ, lá trắc lá san, mỗi vị 15g sắc uống
Chữa các chứng đau sưng ở trẻ em và người lớn: cỏ nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương song, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột,lá nhài, lá cải trời giã nát, chế nước vào, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng
Chữa mộng tinh do nóng ở trong (tâm thân) dùng cỏ nhọ nồi sấy khô tán nhỏ uống mỗi lần 8g với lít nước cơm hoặc sắc uống 30g
Chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn: cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15g sắc uống
- CỎ SỮA

Tên khoa học: Euphorbia ambovombensis
Họ: Euphorbiaceae. (đại kích)
Cỏ sữa có vị nhạt, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thu hẻm, chữa ly khuẩn, lòi dom chảy máu, giải độc, phong ngứa và thông sữa dùng 50g thuốc khô hay 80g thuốc tươi, giã vắt lấy nước cất hoặc sắc uống
Chữa viêm da nổi mẫn ngứa: dùng cỏ sữa giã mát xoa hay nấu nước rửa
Chữa kiết lỵ, viêm ruột, viêm da, mẫn ngứa và tắc tia sữa dùng 20-40g cỏ sữa khô sắc uống
- CỎ XƯỚC

Tên khoa học: Achyranthes aspera
Họ: Amaranthaceae (dền)
Cỏ xước được dùng thay ngưu tất,nó có tính tương tự như ngưu tất (cùng họ, cùng chi) có vị chua đắng, tính bình.
Tác dụng: hoạt huyết mạch gân,liềm hỏa, lợi tiểu, chữa phong thấp yêú liệt, sốt kinh niên, dùng 10-20g phối hợp với các vị thuốc khác
Chữa phù thũng hay vàng da dùng : cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề, dây khố rách (mộc thông) mỗi vị 25g sắc uống
Trị nhiễm khó độc của rừng núi, mê man nguy cấp dùng: lá cỏ xước một nắm to sắc uống
Chữa phụ nữ bí đái hoặc trẻ em ngọc hành đâu bướt khi đi tiểu dùng : cỏ xước hay ngưu tất một năm 16-24g sắc uống
- CỎ LÁ TRE

Tên khoa học là Axonopus compressus
Họ Lúa – Poaceae
Cỏ lá tre có vị ngọt ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng chữa sốt nóng, sốt cao, nhiều mồ hôi, khát nước, trằn trọc, mê sảng, trẻ em sốt cao, co giật, viêm đường tiết niệu, đái đốc, miệng lở, răng đau, sưng lợi: dùng 10-16g sắc uống với bột thạch cao 12g hoặc bột sắn dây 20g
Y học dân tộc xưa nay vẫn dùng lá tre xanh cũng như cỏ lá tre
- CỎ THÁP BÚT

Tên khoa học: Equisetum arvense
Họ: Equisetaceae. (mộc tặc)
Cỏ tháp bút có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng chữa mắt sưng đau đỏ, màng mộng, viêm gan vùng da, đái ra sỏi, vừa có tác dụng làm ra mồ hôi và cầm máu tử cung
Liều dùng 10-20g hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
Chữa ỉa chảy máu: có tháp bút 20g sắc uống vào lúc đói
Chữa bệnh viêm gan, đái vàng thẫm, hoặc bệnh viêm thận, viêm bàng quang đái đỏ hoặc đái ra sỏi, thì dùng cỏ tháp bút, mộc thông, xa tiền tử (hạt bay lá bông), sinh dọa, cỏ xước hay ngưu tất, rễ có tranh mỗi vị chừng 15g sắc uống với bột hoạt thạch 15g chia làm 3 lần
- CỎ SÒ HUYẾT

Tên khoa học: Rhoeo discolor (L'Herit) Hance (Tradescantia discolor L'Herit).
Thuộc họ Thài lài Commelinaceae
Cỏ sò huyết có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng mát máu, chữa cảm sốt ho, ho ra máu, trẻ em ho gà, đi lỵ ra máu dùng lá hoa tươi 30-40g sắc uống
- CỎ NGỌT

Tên khoa học: Stevia rebaudiana
Họ: Asteraceae (cúc)
Cỏ ngọt có chất steviosid là một loại đường thiên nhiên có độ ngọt bằng 150-3000 lần đường ăn (sacaroza) với hàm lượng 7-10% trong hoa lá khô và 0,4% trong thân
Steviosid được dùng trong thực phẩm để tăng độ ngọt, trong các loại bánh kẹo, nước giải khát hoặc trộn với chè để pha uống hằng ngày
Về mặt y học, steviosid được dùng thay thế loại đường ăn cho những người mắc bệnh béo phì, đái đường, tăng Cholesterol trong máu vì nó chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức thấp, không gây tác dụng phụ và không độc hại, rất tốt cho người cao tuổi
- CỎ ROI NGỰA

Tên khoa học: Verbena officinalis
Họ : Verbenaceae (cỏ roi ngựa)
Cỏ roi ngựa có vị đắng, tính mát, có tác dụng: hoạt huyết, tán ứ, thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, lợi tiểu dùng 20-30g phối hợp với các vị thuốc khác
Chữa ăn nhầm phải các loại cá độc sinh cổ trướng dùng: cỏ roi ngựa một năm to sắc uống càng nhiều càng tốt
Chữa kinh bế, tích huyết thành hòn cục dùng: cỏ roi ngựa giã nát, nấu cao, uống mỗi lần một thìa với rượu vào lúc đói, ngày uống 3 lần
Chữa viêm gan, gan cứng, bụng trướng hay viêm cầu thận, phù thũng: cỏ roi ngựa , ích mẫu, mộc thông , cỏ xước, cỏ rễ tranh mỗi vị 20g sắc uống
Chữa lở ngứa: dùng cỏ roi ngựa nấu nước tắm rửa, xoa xát rất công hiệu
Chữa vú sưng sinh nhọt, tác tia sữa, sưng đau: dùng cỏ roi ngựa một nắm, gừng sống 1 củ giã nhỏ, chế vào một chén rượu, vắt lấy nước cốt uống, bã dùng đắp chỗ đau
- CỎ MẦN CHẦU

Tên khoa học: Eleusine indica
Họ: Poaceae (hòa thảo)
Cỏ mần trầu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, chống bốc nóng, chữa cảm nắng, sốt nóng, máu xông lên đầu, nổi mẩn ngứa, đái dắt, đái đỏ dùng 80-120g sắc uống hoặc phối hợp với rễ có tranh mỗi thứ 40g cùng sắc uống
Chữa phong nhiệt lỡ ngứa, nổi mẩn: có màn chầu giã tươi vắt nước uống
Chữa sa đì (viêm tinh hoàn) dùng cỏ màn chầu, ích mẫu mỗi thứ 40g, sắc uống. người ta còn dùng cỏ màn trầu giã vắt lấy nước uống cho mát gan và chữa cao huyết áp. Có trường hợp dùng có mần chầu khô sắc uống ngày 100g uống thay chè liền trong 1 năm đã khỏi được bứu cổ
- CỎ BỜM NGỰA

Tên khoa học: Pogonatherum Crinitum (Thunb.) Kunth
Họ: Poaceae (hòa thảo)
Cỏ bờm ngựa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, mát huyết, giải độc, chữa viêm nhiễm đường tiết niệu, đái buốt, đái đường, viêm thân, phù thũng và viêm gan, vàng da hoặc cảm sốt nóng dùng 40-80g thuốc tươi sắc uống
Cây này có tác dụng gần như rễ cỏ tranh
Trên đây là những cây trồng dạng cỏ bụi thấp, thường mọc hoang dại xung quanh ta, dễ tìm, dễ sử dụng. Tuy chúng có kích thước nhỏ bé nhưng công dụng mang lại vô cùng to lớn. Tùy vào cơ địa cùa mỗi người, chúng ta kết hợp hoặc dùng liều lượng cho hiệu quả nhất.
xem thêm những cây trồng thuốc nam khác tại đây
CÂY TRỒNG LÀM CẢNH THAM KHẢO THÊM

Hình ảnh: cây trúc bách hợp trồng chậu sứ trắng
xem thêm đặc điểm của cây tại đây

Hình ảnh: cây tùng thơm
xem thêm đặc điểm của cây tại đây

Hình ảnh: cây lưỡi hổ nhỏ để bàn
xem thêm đặc điểm của cây lưỡi hổ tại đây

Hình ảnh: cây kè nhật trồng trang trí trong sân vườn
xem thêm công dụng của cây kè nhật tại đây

Hình ảnh: cây trầu bà nam mỹ
xem thêm ý nghĩa của cây trầu bà nam mỹ tại đây

Hình ảnh: cây đại phú gia phong thùy
xem thêm cách chăm sóc cây đại phú gia tại đây

Hình ảnh: chậu cây trúc nhật
Xem thêm ý nghĩa phong thủy của cây trúc nhật tại đây

Hình ảnh: cây vạn lộc mang ý nghĩa phong thủy rất tốt
xem thêm ý nghĩa của cây tại đây
xem thêm những cây cảnh nội khác tại đây
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: http://chohoaonline.com/
http://giadinhnongdan.com/
Email: Chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0977.749.704 - 0902.956.937.