Hoa Bưởi loài hoa tượng trưng cho nỗi nhớ, da diết về một thời thơ ấu.. mang màu trắng tinh khiết, mùi hương man mát của miền quê Việt Nam.
Nguồn gốc Cây Bưởi Diễn:
Cây Bưởi có tên khoa học Citrus grandis (L.) Osbeck
Bưởi tiếng Anh gọi là Pomelo
Thuộc chi: Cam chanh (Rutaceae)
Đặc điểm hình thái Cây Bưởi Diễn:
Bưởi là loài cây to, thân gỗ, khi trưởng thành cây cao khoảng 4–5 m, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cành có gai dài, nhọn, lá có gan hình mang, lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.
Hoa thuộc loại hoa kép, đếu, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống.
Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng khá phổ biến tuy nhiên tính chất vượt trội hơn là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên dân ta dần chuyển đổi sang trồng bưởi. Ngoài ra, do tình lai tạo cấy ghép nên, những đặc điểm sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiều người chỉ nhận thấy sự xuất hiện của trái bưởi trên thị trường.
Trái Bưởi Thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18–20 cm.
Công dụng Cây Bưởi Diễn:
+ Cây ăn trái - Người ta trồng Cây Bưởi để lấy quả ăn, làm bóng mát, lấy hoa để ướp hương thơm các món ăn, bánh trái hoặc dùng để chưng cất nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm...
+ Các bộ phận của Cây Bưởi được dùng làm thuốc là: dịch ép nước bưởi, vỏ quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt.
+ Quả Cây Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì.
+ Đặc biệt, trong cùi trắng của quả Cây Bưởi có chứa pectin, tinh dầu, hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm cholesterol - huyết, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
+ Lá bưởi tươi thường được dùng để nấu với các loại lá cây thơm khác (cây hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu...) để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.
Ý nghĩa Cây Bưởi:
+ Hoa Bưởi loài hoa tượng trưng cho nỗi nhớ, da diết về một thời thơ ấu.. mang màu trắng tinh khiết, mùi hương man mát của miền quê Việt Nam.
Yêu cầu kỹ thuật khi trồng và chăm sóc Cây Bưởi Diễn:
+ Đất trồng: Đất trồng Cây Bưởi phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0, 6m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao>3%, PH từ 5, 5- 7, nhiễm mặn không quá 3‰, mực nước ngầm dưới 0,8m.
+ Nước: Cây Bưởi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, Cây Bưởi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết.
+ Nhiệt độ: Cây Bưởi có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 - 38 độ C, thích hợp nhất là 23 - 29 độ C. Dưới 13 độ C cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5 độ C Cây Bưởi sẽ bị chết.
+ Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp là 70 - 80%.
+ Ánh sáng: Cây Bưởi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho Cây Bưởi khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều trong mùa nắng);
+ Dinh dưỡng: Cây Bưởi cần lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt lúc cây ra hoa và kết trái, thường xuyên bón phân để cây xanh tốt.
Một số lưu ý:
Thời vụ trồng Cây Bưởi:
+ Cây Bưởi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiên cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới.
Trồng cây chắn gió và che mát cho Cây Bưởi:
+ Cây Bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho Cây Bưởi bằng các loại cây khác như mãng cầu xiêm,... Đồng thời, trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ ,... để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
Hướng dẫn cách trồng Cây Bưởi
Nhân giống Cây Bưởi:
+ Tùy vào vùng đất, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ mà chọn giống trồng cho thích hợp. Hiện tại có một số giống phổ biến như: bưởi da xanh, bưởi năm roi, bưỡi long, bưởi thanh trà.
Kỹ Thuật nhân giống Cây Bưởi:
1. Phương pháp ghép Cây Bưởi:
Hệ số nhân giống cao, tận dụng ưu thế của gốc ghép, cây chống chịu đổ ngã tốt, tăng tuổi thọ, giữ lại được các đặc tính tốt của Cây Bưởi đầu dòng.
+ Gốc ghép Cây Bưởi: Có thể sử dụng các giống Cây Bưởi chua ở địa phương làm gốc ghép hoặc sử dụng gốc cam mật để làm gốc ghép theo hướng ổn định chất lượng giống Cây Bưởi. Gốc ghép phải được gieo từ các hạt khỏe, thu từ các trái tốt trên cây, không chọn thu hạt từ trái rụng, trái bệnh. Trước khi ghép, gốc ghép Cây Bưởi phải được định kỳ phun xịt thuốc trừ rầy chổng cánh.
+ Mắt ghép, cành tháp: Sử dụng mắt ghép sạch bệnh lưu giữ trong các nhà lưới ngăn được rầy chổng cánh. Cành lấy mắt ghép là các cành nghiêng khoảng giữa thân, chọn đều theo các hướng và vị trí của tán Cây Bưởi để giảm tỉ lệ không đúng kiểu hình, không lấy mắt ghép trên cành tược (vượt) và cành Cây Bưởi mọc lòa xòa trên mặt đất.
2. Phương pháp chiết cành Cây Bưởi:
Giúp giữ lại hoàn toàn các đặc tính của Cây Bưởi đầu dòng, rễ mọc cạn, thích hợp trồng trên các vùng đất có mực thủy cấp hơi cao nhưng hệ số nhân giống thấp, dễ làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, Cây Bưởi mau già cỗi và không thể tận dụng các ưu điểm của gốc ghép. Cây Bưởi dễ đổ ngã do bộ rễ phát triển kém, không tương ứng với sự phát triển của Cây Bưởi. Những lưu ý khi chiết cành Cây Bưởi:
+ Các dụng cụ chiết cành Cây Bưởi phải được khử trùng trước và sau khi thực hiện thao tác chiết trên từng đoạn cành.
+ Tuổi cành chiết không nên quá già, chỉ chọn các cành bánh tẻ.
+ Cây Bưởi dùng để chiết cành phải đang ở trong tình trạng sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, nhất là bệnh vàng lá Greening và Tristeza.
Hiện tại chohoaonline.com cung cấp nhiều loại bưởi với nhiều mức giá khác nhau tùy theo giống, hình thức trồng và kích thước cây
Mọi chị tiết, xin vui lòng liên hệ:
Website: Chohoaonline.com
Điện thoại: 0977749704