Chủ đề hôm nay là cây lưỡi hổ và nhiều cây bụi nhỏ xung quanh nó

THÔNG TIN SẢN PHẨM
Tên sản phẩm: Tiểu cảnh cây lưỡi hổ
Kích thước tại vườn: Cây và chậu cao từ 1m-1,4m
Bộ tiểu cảnh gồm một bụi lưỡi hổ chính, 3-4 cây lá màu nhỏ (ngọc ngân, phú quý, vạn lộc, dứa sọc vàng, dương xỉ…), và những cây dây rủ (trầu bà, lan tim, hạt dưa, đô la, thường xuân….)
Chất liệu chậu: xi măng đá mài, chậu sứ men, chậu nhựa…




xem thêm đặc điểm của cây lưỡi hổ tại đây
CÔNG DỤNG
+ Sự kết hợp mới lạ mang đến cho khách hàng cái nhìn khác hơn về cây cảnh – cây nội thất. Thay đổi này với mục đích nhóm những cây trồng tưng xứng, ý nghĩa giống nhau tạo sự gắn kết thành một khối, một tiểu cảnh nhỏ

+ Khi đặt chậu cây lưỡi hổ phối kết này trong nhà, văn phòng công sở nó sẽ giúp lọc không khí nhiều hơn, tỏa năng lượng dồi dào, thu nạp vận khí giúp gia chủ khỏe mạnh, may mắn và hạnh phúc
Ngoài ra trong tất cả những cây trồng chung với lưỡi hổ như trầu bà, ngọc ngân, phú quý, dương xỉ…nó có khả năng ngăn cản tia bức xạ, trừ tà, giữ ẩm làm mát không khí

+ Nó xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật thẩm mỹ cao, là một món quà mà bạn nên tặng cho bạn bè, đồng nghiệp hay người thân gia đình của mình

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
+ Trong nhóm chậu tiểu cảnh gồm cây lưỡi hổ và những cây khác, nó là sự sắp xếp chọn lọc cây trồng có cùng hệ sinh thái, nên khi chăm sóc chúng không gặp vấn đề trở ngại nào đáng kể. Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng của chúng cùng một liều định

+ Chậu tiểu cảnh lưỡi hổ chịu nắng nhẹ, hoặc nơi râm mát hoàn toàn, vị trí đặt cây phải tránh nắng trực tiếp, khi đặt trong nhà nên chọn nơi thoáng mát, cạnh cửa sổ
Nắng trực tiếp gay gắt sẽ làm một số lá bị cháy xém, cây suy yếu. Ngược lại cũng không thể để chúng mãi trong nhà, phải di chuyển nó ra ngoài để chúng hưởng một chút nắng vào ban mai.
Bạn di chuyển thường xuyên hơn sẽ giúp cây mạnh khỏe, xanh tốt

+ Phân bón: Bón phân nhẹ vào mùa xuân, khi nó đang được bảo dưỡng bên ngoài. Dùng hỗn hợp phân tan chậm, hoặc phân dưỡng lá
+ Đất trồng: Bao gồm đất hữu cơ, đất thịt pha trộn giá thể. Đất phải được xử lý tơi xốp, thoát nước và dễ hấp thu.
+ Cách trồng tiểu cảnh lưỡi hổ:

- Việc đầu tiên bạn phải làm là chọn loại chậu thích hợp, việc chọn chậu kích thước như thế nào, màu sắc gì, hay chất liệu gì phụ thuộc yêu cầu của khách hàng.
Trong đó. Kích thước của chậu trồng cây sẽ quyết định đến số lượng cây cần trồng tạo tiểu cảnh, và quyết định vị trí trưng bày.
- Chọn cây: Phân làm 3 tầng
+ tầng 1: Lưỡi hổ là nhân tố chính, nó chiếm không gian nhiều hơn, kích thước cũng phải cao hơn so với những cây còn lại. Nó là lớp cao trên cùng, vị trí trồng ở giữa chậu
+ tầng 2: nhóm lá màu làm nền. Các cây này phải đạt được yêu cầu nhiều lá, lá nhiều màu, chiều cao từ 20cm-40cm (chỉ bằng 1 nữa so với chiều cao của lưỡi hổ), bố trí chúng trồng xung quanh bụi lưỡi hổ
+ tầng 3: Là tầng ngoài cùng, thấp nhất hoặc rủ xuống dưới. Loại này thường là những cây thân rủ dài, nó nên được trồng để rủ xuống dưới, tạo sự khác biệt
Đặt mua chậu cây lưỡi hổ phối kết tiểu cảnh tại đây
Tham khảo thêm những cây trồng chậu để bày trí trong nhà tại đây
Cảm ơn Quý Khách hàng!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website:
https://cayantraidetrong.com/
http://chohoaonline.com/
http://giadinhnongdan.com/
Email: chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704