Cây Nhện có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn, hấp thu làm sạch hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó có thể chuyển hóa chất Aldehyde formic thành đường và amoni acid
THÔNG TIN
Tên cây: Cây Nhện
Tên gọi khác: cây mẫu tử, điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan
Tên khoa học: Chlorophytum Comosum
Họ thực vật: thùa (agavaceae)
Cây có nguồn gốc từ vùng Nam Phi, hiện được trồng rộng rãi khắp thế giới
ĐẶC ĐIỂM
+ Cây nhện ưa râm mát, hoặc nơi có ánh sáng yếu, thường trồng dạng treo, hoặc trên ban công cho rũ xuống. Đây là cây thân thảo, phát triển thành bụi lớn và sinh sản rất nhanh.
+ Cành bên của cây nhện mọc ra những cành leo, có thể dài hàng thước. Lá của cây dài và mảnh vuốt nhọn ở đỉnh, như lá của cây lan chi hoặc cây mẫu tử chậu treo, nhánh mọc dài và rủ ra ngoài như hạc tiên đang sải cánh. Lá xanh viền trắng hoặc sọc vàng.
Hình ảnh: cây mẫu tử chậu treo
Hình ảnh: cây cỏ lan chi
+ Cây có hoa màu trắng, cánh hòa xòe ra thường có 6 cánh, hoac mọc đơn tập trung trên thân hoặc nách lá.
Hình ảnh: Hoa và lá của cây nhện
CÔNG DỤNG
+ Cây nhện có lá nhỏ mềm dáng tao nhã, là thực vật treo rủ lá, thường sử dụng trang trí trong nội thất nhất là bày trí trên bàn làm việc, cây treo ở ban công, trước sân vườn…
+ Bạn có thể đặt một cây nhện trên nóc tủ, để nó rũ xuống tự nhiên, đến khi cành rủ có độ dài nhất định thì có thể cuốn nó lại thành vòng tròn, tạo hình như một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp. Ngoài ra cây nhện có thể treo ở cửa sổ hoặc trên tường.
+ Đây là cây kiểng có khả năng lọc không khí cực kỳ tốt, cây còn chuyển hóa khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây nhện có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm
Hình ảnh: Cây nhện được trồng vào chậu gốm sứ phù hợp để trên bàn làm việc
Ý NGHĨA
+ Cây nhện có ý nghĩa đêm đến sự hy vọng, chờ đợi. Góp phần manh lại cuộc sống chất lượng và trong lành hơn
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
trồng và chăm sóc cây nhện không hề khó, cần thực hiện những yêu cầu sau đây:
+ Ánh sáng; Cây nhện ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp, tuy nhiên đối với những cây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triển bình thường.
+ nhiệt độ: không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20-24 độ C. vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 4 độ C.
+ Nước: cây nhện là một trong những cây trồng ưa ẩm, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao, nhưng khi trồng cây không để bị ngập úng, có thể thường xuyên phun nước lên lá để rửa sạch bụi bẩn
+ Đất: thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.
+ Phân bón: Ưa bón phân, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vào mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần 1 lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm, Ngoài ra nhiệt độ môi trường dưới 4 độ C cần ngưng bón phân và tưới nước.
- Cây nhện thường gặp bệnh thối rễ cần tăng cường điều tiết phân bón. Kỵ tích nước trong chậu và không thông gió thoát khí. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra kịp thời lau sạch những côn trùng vảy sắt trên lá
NHÂN GIỐNG
+ Cây nhện có nhiều cách nhân giống. Nhân giống bằng cách Giâm Cành: lấy một đoạn cây thân dây dài 5-10cm có mầm non cắm vào đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẩm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.
+ Tách gốc: Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt mang đi trồng
+ Gieo hạt: thường gieo vào tháng 3 hằng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0,5cm đất, giữ nhiệt độ 15 độ C, sau 2 tuần hạt sẽ nãy mầm.
Hình ảnh: cách nhân giống cây nhện
Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây hoa.
Quý khách có thể đặt mua online Cây Nhện - mẫu tử treo tại đây, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho quý khách.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://chohoaonline.com/
https://giadinhnongdan.com/
Email: Chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0977.749.704 - 0902.956.937.