THÔNG TIN
Tên cây: Cây kim ngân để bàn
Tên gọi khác: Cây bím tóc, cây thắt bím, cây kim ngân
Tên khoa học: Pachia aquatica
Họ: Malvaceae
Cây có nguồn gốc từ Mexico, Brazil Nam Mỹ và đầm lấy Trung Mỹ. Ở Việt Nam cây kim ngân xem như một loại cây trồng mang lại nhiều may mắn tài lộc và được bày trí trong nhà, văn phòng công ty
ĐẶC ĐIỂM
+ Cây kim ngân được xem là cây trồng sử dụng nhiều trong nội thất, cây có nhiều kích thướt khác nhau ứng với từng kích cở đó cây sẽ được trưng bày vị trị phù hợp. Kim ngân phát triển tương đối chậm nhưng sống khỏe, chiều cao phổ biến trên thị trường hiện nay từ 20cm-1,5m
+ Thân: Kim ngân thuộc cây thân gỗ lâu năm, cây phát triển tối đa trong tự nhiên có thể cao đến 5m, cây có thân bền chắc và dẻo dai, chính vì đặc tính này nên thân cây được tạo dáng uốn lượn dễ dàng, tính thẩm mỹ cao.
Riêng cây kim ngân để bàn được trồng với nhiều hình dáng thân khác nhau, có thể là 3-5 thân quấn lại tạo hình như thắt bím, hoặc một thân chính và nhiều lá tập trung trên đầu, đôi khi bạn thấy thân cây uốn thành trái tim, bông hoa...
+ Lá: Cây kim ngân có lá xanh đẹp, xòe rộng trông giống như bàn tay. Lá thường chia làm 5 thùy đều nhau hình chân chim. Cuốn lá dài, lá thường tập trung trên đầu cành, mép lá nguyên, phiến không có lông, nhiều gân nổi rất rõ.
+ Hoa: Kim ngân là loại cây có hoa, hay nở vào tháng 4 kéo dài đến tháng 11 quanh năm, hoa kim ngân màu kem nhạc, thường nở về đêm, hương thơm lôi cuốn lan tỏa. Nhưng rất ít khi thấy cây ra hoa kết quả.

Ảnh: Cây kim ngân
CÔNG DỤNG
+ Làm cây nội thất: Cây kim ngân là một trong những loại cây nội thất đẹp nhất, phù hợp với nhiều không gian. Kim ngân thường được trồng trong chậu, tùy theo kích thước cây, thường được đặt trên bàn làm việc, phòng khách, khách sạn...
+ Món quà tặng ý nghĩa: Cây mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, tốt về phong thủy nên được nhiều người tìm mua với hy vọng sẽ mang lại may mắn, ngoài ra kim ngân còn thêm ý nghĩa nếu như bạn nhận được món quà này từ người thân, bạn bè.
+ Một chậu kim ngân sẽ đêm đến không gian thêm xanh tươi, thêm phần hứng khởi, thích thú cho mọi người, cây có tác dụng tăng ẩm độ làm dịu mát không gian, mang lại môi trường xanh mát dễ chịu
+ Cây kim ngân có thể trồng trong nước dạng thủy sinh, với cách trồng độc đáo mới lạ tăng thêm phần sang trọng cho cây

Ý NGHĨA
+ Về ý nghĩa phong thủy: Cây mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Theo quan niệm ý nghĩa phong thủy cây kim ngân tương ứng với số thân trồng của cây

Ảnh: Cây kim ngân làm cây nội thất để bàn đẹp.
CÁCH CHĂM SÓC
+ Tưới nước cho cây thường xuyên, nên tưới mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều, tránh tình trạng ngập úng cây. Những cây trồng để bàn làm việc nên tưới ít hơn, để không bị úng nên đợi bầu đất khô nước rồi tiến hành tưới giữ ẩm, sử dụng nước sạch không bị lẫn hóa chất hoặc nhiễm phèn, nên sử dụng nước giếng hoặc nước mưa
+ Đất trồng tươi tốt, có thể dùng hỗn hợp gồm: Đất + tro trấu + xơ dừa. Làm tơi đất trước khi tiến hành trồng
+ Cây sống tốt trong bóng râm hoặc nơi có ánh sáng nhẹ, không nên đặt cây tại vị trí có ánh sáng quá gây gắt hoặc nơi quá tối. Cần điều chỉnh ánh sáng cho từng khu vực, nếu cây trong môi trường râm mát hoàn toàn thì phải có chế độ 1 tuần trong râm mát thì tuần sau phải mang ra khu vực có ánh sáng
+ Nên bón bổ xung phân NPK để cây phát triển tốt. hoặc bón lót phân hửu cơ
NHÂN GIỐNG
Có thể nhân giống cây kim ngân bằng một số cách như:
+ Nhân giống kim ngân bằng giâm cành
Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây hoa kiểng, cây nội thất, và một số cây trồng khác…
Quý khách có thể đặt mua online cây kim ngân để bàn tại đây, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho quý khách.
GÓC TƯ VẤN
THAY CHẬU CHO CÂY CẢNH
+ Cây cảnh trồng trong chậu trong bồn nghĩa là trong một khối đất không lớn lẫn về bề mặt lẫn bề sâu sẽ thiếu điều kiện cần thiết để phát triển bình thường. vì bộ rễ cây ngày một lớn hơn lên, các rễ to, rễ nhỏ mọc đầy trong đất ở chậu, ở bồn.
+ Thủ thuật của người trồng và chơi cây cảnh là bắt buộc để hạn chế sự tăng trưởng quá nhanh của cây. Nhưng đến lúc nào đó, hệ thống rễ sẽ trở nên dày đặc, đất trở nên khô rắn, ít màu mỡ. Nước tưới khó thấm xuống sâu đến tận đáy chậu, phân bón cây cũng bị vướng rễ ở lớp mặt đất. do đó, cây bị yếu dần và cuối cùng sẽ chết.
+ Thay chậu, đồng thời thay luôn cả đất cũ cho cây cảnh là một phương pháp cần thiết và hữu hiệu để cải thiện môi trường sống và điều kiện cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây (đất mới có nhiều màu mỡ…). Thay chậu còn là dịp tốt để loại trừ những loại sâu bệnh (vi khuẩn) đang phs hủy bộ rễ cây cũ đồng thời để cắt tỉa các rễ già, cắt xén những túm rễ rậm rạp… vè từ đó, có thể tạo điều kiện thuận lợi để cho rễ mới phát sinh và phát triển.
Các dấu hiệu báo cho ta biết là cây cần phải sang chậu như sau:
Màu lá nhạt hơn trước
Các lá dưới tán cây bị héo
Một số cành bị khô hay héo dần
Rễ cây mọc lồi ra khỏi mặt đất
Khi tưới nước thì nước không thấm xuống sâu trong lòng đất mà lại ứ đọng trên mặt chậu.
Thời kỳ sang chậu:
Nhiều người trồng và chơi cây cảnh ở Pháp, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam đều công nhận là thời kỳ sang chậu là tốt nhất cho cây cảnh là vào giữa thời kỳ cây hết ngủ đông (người trung quốc gọi là hưu miên) và thời kỳ cây bắt đầu phát triển nghĩa là khi bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.
Tuy nhiên, thời gian sang chậu có khác nhau tùy theo chủng loại và tùy theo tuổi cây.
Theo ông Remy Samson, chủ tịch những người chơi Bonsai ở Pháp thì đối với cây có tán lá rậm phải sang chậu mỗi năm 1 lần, đối với cây có quả thì 1 đến 2 năm phải sang chậu một lần và đối với cây họ thông thì 3-5 năm sang chậu 1 lần.
Theo các nghệ nhân cây cảnh Trung Quốc thì:
Loại cây tùng: 3 năm thay chậu 1 lần vào mùa xuân.
Loại cây mai: sang chậu khi hoa rụng, mầm lá bắt đầu nhú ra, nghĩa là mỗi năm sang chậu một lần.
Loại cây sam ưa đánh đi đánh lại nhiều lần, cho nên cần sang chậu mỗi năm 2 lần vào mùa thu và mùa xuân. Sang chậu vào tháng 6 và tháng 9 hằng năm.
Loại thân mộc có hoa như đỗ quyên, mộc đào (dành dành)… thì lúc nào cũng có thể sang chậu đươc, trừ những ngày nắng gắt giữa mùa hè và những ngày quá rét trong mùa đông.
Loại cây cảnh có quả thì sang chậu tốt nhất vào mùa thu hay đàu mùa xuân tức là trong thời kì hưu miên, khi mầm chưa nhú ra hay là lúc cây đang trong thời kì ngừng phát triển.
Các nghệ nhân ở nước ta cho rằng: đối với loại cây hạt trần họ thông nên thay chậu sau 3-5 năm trồng trong chậu. đối với cây có lá rộng vùng nhiệt đới, tăng trưởng nhanh thì cần thay chậu sớm hơn (cây già thì thay chậu 2 năm 1 lần, cây non thì thay chậu mỗi năm 1 lần).
Các dấu hiệu đòi hỏi chuyển chậu cho cây:
Màu lá nhạt hơn trước
Các lá dưới tán cây bị héo
Một số cành bị khô hay héo dần
Rễ cây mọc lồi ra khỏi mặt đất
Tưới nước bị ứ đọng bên trên không thoát xuống sâu.
Phương pháp sang chậu
+ Đúng vào thời kì sang chậu thích hợp cho từng loại cây và cho từng tuổi cây, sau khi lấy cây trong chậu cũ ra
phải trồng ngay cây vào chậu mới theo trình tự sau đây:
+ Chuẩn bị đất mới và xử lý đất cũ: có thể sử dụng hoàn toàn đất mới hay là sử dụng lại một phần đất cũ trộn thêm một phần đất mới.
+ cách trộn đất để trồng cây cảnh khi sang chậu:
Đối với cây họ thông, dùng 70% đất thịt trộn với 30% đát cát pha.
Đối với các cây khác thì dùng 60% đất thịt trộn vơi 30% đất pha và 10% đất mùn lá.
+ Theo các ông Chu Lưu Quyên và Chu Thanh (Trung Quốc), đối với các cây tùng, cây mai thì bỏ bớt đất cũ ra và rễ độ một nữa hay hơn một chút và thay chỗ đất bỏ đi bằng đất mới.
Với các cây đỗ quyên, tường vi, thạch lựu, sam và những cây có nhiều rễ tơ và dễ sống thì có thể bỏ hết đất cũ trồng cây hoàn toàn bằng đất mới. kinh nghiệm của 2 ông này là đất phải được phơi nắng và để ải, không còn tạp chất và côn trùng trước khi cho vào chậu để trồng cây cảnh.
Đất trồng phải đảm bảo trộn các loại đất theo tỉ lệ 60-70% đất thịt, 20-30 % đất cát pha và 10% đất mùn.
+ Lấy đất cũ ở chậu ra:
không được tưới nước vào đất trước khi sang chậu cho cây cảnh nghĩa là phải giữ đất khô trước khi sang chậu cho cây.
Dùng 1 chiếc dùi sắt dài hay dùng một thanh tre cật thật cứng xăm vào đất bám thành chậu làm đứt những rễ cây bám chặt vào thành chậu để có thể lấy cả khối đất trong chậu đang trồng cây được dễ dàng.
Sau đó, nghiêng chậu để có thể lấy cây còn nguyên bầu đất đưa ra khỏi chậu. trong trường hợp, khối đất và rễ bám quá chặt thành chậu thì dùng tre đực cứng hay thanh sắt bẹt lách vào giữa thành chậu và khối đất trong chậu rồi nghiêng chậu lấy cây ra.
Làm theo 2 cách trên mà cũng không lấy ra được cây còn nguyên bầu đất ra khỏi chậu cũ thì phải moi dần đất ra nhẹ nhành và từ từ để hết sức tránh làm tổn thương đến bộ rễ.
Đối với những rễ bám chặt đáy chậu, cũng phải dùng que cứng gỡ dần và lấy những rễ này ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng, thận trọng.
Xử lý bộ rễ cũ:
Dùng dao, kéo cắt bớt những sợi rễ già đã được gỡ không còn bị rối nữa và cắt bỏ những rễ bị gãy, bị thối, bị sâu bệnh…
Nhưng đối với những rễ non mới mọc thì nói chung không được cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu thấy chúng quá rậm rạp và quá dài nên cắt tỉa cho bộ rễ đỡ rậm rạp cắt bớt những rễ to và quá dài thì cho cây vào chậu mới không bị khó khăn.
Đưa cây từ chậu cũ sang chậu mới, nên kết hợp cắt tỉa cành và lá cây nếu cần uốn nắn thế của cành chưa ưng ý để cây cảnh sinh trưởng và phát triển thoải mái cây có dáng và có thế đẹp hơn.
Chú ý không làm giập các đầu rễ khi tỉa xén bộ rễ và kiểm tra kỹ để nhặt bỏ hết trứng sâu, sâu non, rễ cỏ dại và các hạt cây lạ mặt rải rác trong bộ rễ cũ.
Đặt cây vào chậu mới:
Chuẩn bị sẵn chậu mới. Cần căn cứ vào thể tích của bộ rễ cũ đã được tu sửa trước khi sang chậu mới về lượng trước là sau 2-3 hay 3-4 năm nữa thì bộ rễ sẽ phát triển tới đâu và thể tích bộ rễ sẽ lớn đến đâu để chuẩn bị chậu mới cho phù hợp.
Kiểm tra xem chậu mới có đủ lỗ thoát nước khi trời mưa to hay kiểm tra tưới nước quá mức. kinh nghiệm là nên chuẩn bị chậu có lỗ thoát nước ở đáy chậu và ở thành chậu (1 lỗ ở đáy chậu và 3-5 lỗ thoát nước ở vách chậu)
Rải ở đáy chậu 1 lớp xì than hay đá dăm dày chừng 2-3cm để lót đáy chậu trước khi đổ các loại đất khác vào chậu.
Khi đưa cây từ chậu cũ sang chậu mới nên có 2 người cùng làm: một người giữ cây và bầu đất (nếu còn 1 phần đất cũ) hay bộ rễ cũ (nếu đã moi hết đất cũ) rồi đặt lên lớp đất đã pha sẵn có độ dày bằng ¼ chiều cao của chậu. sau đó giữ cho cây ở thế ổn định trong chậu.
Người thứ 2 đổ dần đất tốt đã pha trộn sẵn từ trước để phủ dần bộ rễ cây lấy từ chậu cũ sang (mới được tu sửa) cho đến khi bộ rễ được lấp kín tới cổ rễ của cây.
Cây trồng theo cách trên đây không bị đứt rễ và rễ đỡ bị rối nhưng đất rót vào chậu còn lồng bồng nên cây chưa thật đứng vững. do đó, phải lấy các ngón tay ấn nhẹ vào mặt đất trong chậu để các hạt đất được lèn chặt vào nhau giữ cho cây đứng vững trong chậu.
Sau khi cây được trồng trong chậu, lắc chậu qua lại nhiều lần cho các hạt đất dồn nén nhau, giữ cây đứng vững trong chậu. cũng có người dùng hai bàn tay vỗ mạnh nhiều lần vào bên ngoài thành chậu để đất được dồn nén giữ cho cây đứng vững trong chậu.
Khi đất đã lấp tới 8 phần 10 thể tích của chậu và đã được lấp bằng cách này hay cách khác (như giới thiệu ở trên) dồn nén lên nhau nhằm giữ cho cây không bị ngã nghiêng, ta nên lấy thêm một ít đất tơi mịn nữa phủ lên bề mặt đất chậu rồi dùng bàn tay đập tương đối mạnh lên bề mặt lớp mịn này.
Nén đất như trên khi trời mưa to hay tưới nước quá mạnh và quá nhiều, đất trong chậu không bị cuốn trôi đi và làm trơ gốc cây cảnh của ta.
Lớp đất mịn nhỏ được rải ở trên mặt chậu còn có tác dụng hạn chế nước ở dưới sâu trong chậu bốc hơi nhanh.
Cuối cùng, cây mới sang chậu phải để ở nơi thoáng mát, ít nắng chừng 2-3 tuẩn rồi mới đưa cây ra nơi có nắng, gió nhẹ ở ngoài vườn hay đặt trong hiên nhà.
Khi thấy cây bắt đầu hồi phục, dùng bình phun có hoa sen tưới phun cho cây mới sang chậu.
(Nguồn St)
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://chohoaonline.com/
https://giadinhnongdan.com/
Email: Chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0977.749.704 - 0902.956.937.