Cây riềng rất gần gũi với con người Việt Nam, nhờ tác dụng phổ biến trong việc làm thức ăn, gia vị và đặc biệt làm thuốc trị bệnh. Trong tự nhiên riềng là thực vật phát triển nhanh, sinh trưởng theo bụi lớn, dễ trồng và ít cần chăm sóc
ĐẶC ĐIỂM

Hình ảnh: các bộ phận của cây riềng
+ Riềng là loại cây thảo, nhưng sống được lâu năm do có than ngầm phát triển (củ riềng).
+ Cây cao khoảng 1n-1,5m. Thân rẽ (củ) mọc bò ngang, chia thành nhiều đốt không đều nhau. Thân có màu đó nâu (tía) phủ nhiều vảy. Lá riêng không có cuống, hình mũi mác, mọc cách thành 2 dãy. Hoa riềng màu trắng, mọc thành chum thưa ở đầu ngọn cánh môi to, có vân đỏ.
+ Quả hình cầu, có long. Hạt có áo hạt
CÔNG DỤNG
+ Người Việt Nam thường trồng riềng ở đầu bể nước, đầu nhà. Công dụng phổ biến nhất là dung để chế biến với thịt chó. Nghĩ đến món thịt chó là phải mua riềng. Riềng, mẻ là món gia vị chính trong chế biến thịt chó. Thiếu riềng thì món thịt chó sẽ mất thú vị

Hình ảnh: món chân giò giả cầy không thế thiếu củ riềng làm gia vị
+ Riềng cũng được dung để chế biến món ăn với ốc, lươn, ếch vừa làm mất mùi tanh vừa ngọn miệng.

Hình ảnh: trong chế biến món ăn từ ốc, lươn, cá...củ riềng góp vai trò rất quan trọng.
+ Trong y học người ta coi riềng là một vị thuốc nam có giá trị, vì riềng có chứa 0.5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh. Riềng có bị cay, dung để kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa. Riềng , sả, lá bưởi hái chung đun lấy nước tắm, hoặc xông hơi khi bị cảm ngưới chóng khỏe

Hình ảnh: lá riềng được làm bánh chưng
KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

Hình ảnh: củ riềng gần giống với củ cây gừng
- Làm đất: riềng là cây có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh: khô hạn, ngập úng…thích ứng trên nhiều loại đất, nghĩa là riềng không kén đất. Tuy vậy để có năng suất cao, riềng cũng cần đất tốt nhiều mùn như gừng và nghệ. Tuy riềng được sử dụng nhiều, nhưng ở nước ta nông dân cũng chỉ trồng một vài bụi đầu nhà, chỉ ở những vùng có thị trường thịt chó mới trồng nhiều riềng
- Riềng trồng quanh nhà: chỉ cần chọn chỗ đất cao ráo, gần bể nước, đào hố 30-40cm, cho phân rác phân chuồng khoảng 1-2kg 1 hố, lấp đất rồi cắt một nhánh than rễ (củ riềng) có mầm đặt xuống, lấp đất, tưới nước. Sau 4-5 ngày riềng đã phục hồi, có rễ mới, mầm nãy lên. Thỉnh thoảng vun gốc, tưới them ít phân cho riềng được tốt. sau trồng 4-5 tháng riềng đã có củ to, khi cần tỉa một vài nhánh đem dung, lại vun gốc, riềng lại đâm nhánh khác, cứ thế thu hoạch quanh năm
- Tuy riềng có thể chịu được úng trong một thời gian ngắn, nhưng tốt nhất là trồng riềng ở khu đất cao ráo. Đất được cày, bừa, làm sạch cỏ, bón 15-20 tấn phân chuồng, 200-300kg lân cho 1 ha, trộn đều, lên luống 20-25cm, rộng 1-1,2m rạch hang 50x50cm. chọn các giò riềng sạch bệnh, cắt hết lá, đem trồng, cây cách cây 40cm, lắp đất chặt gốc, nếu đất khô nên tưới ít nước. Riềng có thể chịu hạn rất tốt và sống rất dai, thường tỷ lệ mọc rất cao. Riềng mọc cao 30-40cm thì vun gốc 1 lần kết hợp làm cỏ. Khi riềng mọc rốt sẽ át cỏ dại, do vậy chỉ cần nhổ cỏ bằng tay là được. trong điều kiện mức tiêu thụ hiện nay, mỗi nhà cũng chỉ trồng 20-50m2 riềng là đủ bán quanh năm, vì riềng được thu hoạch dần bằng cách tỉa bớt cây, vun gốc, riềng lại đâm chồi khác, cứ thế luân phiên thu hoạch quanh năm suốt tháng. Trong điều kiện mức tiêu thụ ít, mỗi nhà chỉ cần trồng 1-2 bụi là đủ.
NHÂN GIỐNG
+ Cây được nhân giống bằng cách tách bụi hoặc ươm củ
MỘT SỐ CÂY TRỒNG KHÁC CẦN THAM KHẢO

Hình ảnh: cây nguyệt quế được xem là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, có hoa màu trắng tinh, thơm ngát...dễ trồng tạo cảnh, trang trí khắp cảnh quan sân vườn

Hình ảnh: cây cóc thái- là một trong những loại cây ăn trái được ưa thích nhất
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://chohoaonline.com/
https://giadinhnongdan.com/
Email: Chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0977.749.704 - 0902.956.937.