Cây xương rồng rất ít khi ra hoa, và ra cũng rất ít, phần lớn chỉ ra một bông , nhưng đã có hoa thì đấy lại là nhưng bông hoa rất đẹp, rực rỡ và lộng lẫy.
Nguồn gốc Cây Xương Rồng
Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước và có hoa.
Họ Cactaceae có khoảng 24 - 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài.
Những cây xương rồng được biết đến với nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc.
Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô.
Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
Xương rồng gần như là loại thực vật ở châu Mỹ, ngoại trừ duy nhất là Rhipsalis baccifera, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, Madagascar và Sri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Loài này được cho là mới định cư gần đây ở các lục địa ngoài châu Mỹ (trong vài nghìn năm gần đây), có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được. Nhiều loài xương rồng khác đã thích hợp với môi trường sống mới trên các phần khác nhau của thế giới do sự đem theo của con người.
Đặc điểm hình thái Cây Xương Rồng:
Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm
Loài xương rồng Saguaro (Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67) trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10 cm.
Đường kính hoa xương rồng khoảng 5–30 cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.
Phân loại họ Xương rồng:
Theo Tổ chức quốc tế nghiên cứu về thực vật mọng nước hay ICSG, Họ Xương rồng bao gồm 125 đến 130 chi và 1.400–1.500 loài, thuộc 4 phân họ và số tông nhiều nhất là 9
Công dụng Cây Xương Rồng:
+ Con người trồng xương rồng ở khắp nơi trên thế giới, nhắc đến nó ai cũng liên tưởng với một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới.
+ Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ.
+ Xương rồng được dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm, nhiều mục đích khác nữa. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình.
+ Như các loại cây trồng khác, xương rồng cũng được sử dụng với mục đích thương mại, nhiều cây cho trái ăn được như giống: xương rồng lê gai, thanh long.
Ý nghĩa Cây Xương Rồng:
+ Người ta nhắc đến Xương Rồng là nghĩ đến 2 chữ "sức mạnh". Thật sự đối với 1 loài cây sống vùng hoang mạc khô hanh thì khả năng chịu đựng thật sự là đáng nể phục. Thế nhưng ít người biết rằng loại hoa ấy còn mang ý nghĩa khác ý nghĩa của tình yêu. Và theo tiếng TÂY BAN NHA cây Xương Rồng có nghĩa là: "HÃY ĐẾN VÀ MANG EM ĐI"
+ Cây Xương Rồng mọc lên lên trên sỏi đá , cát bụi và khô cằn , bề ngoài trông xù xì gai góc nhưng trong thân lại mọng nước. Nó cũng giống như con người , bề ngoài có thể cứng rắn mạnh mẽ nhưng thực ra lại rất tình cảm
Yêu cầu kỹ thuật khi trồng và chăm sóc Cây Xương Rồng:
Hầu như người chơi Xương Rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ Xương Rồng không cao.
+ Đất trồng: Cây Xương Rồng cần được nuôi trồng trên đất tơi xốp, và thoát nước tốt.
+ Nước: Đối với những chậu Xương Rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những Cây Xương Rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần.
+ Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-28 độ C.
+ Độ ẩm:Cây Xương Rồng là cây nhiệt đới nên chịu đựng được nắng gió khô hạn nhưng ít ra phải có độ ẩm, Cây Xương Rồng trồng làm cảnh nên đất trồng có độ thoát nước và giữ ẩm tốt.
+ Ánh sáng: Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt Cây Xương Rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình mỗi ngày Xương Rồng phải cho tiếp súc ánh nắng khoảng sáu tiếng đồng hồ.
+ Dinh dưỡng: Công thức NPK tổng quát cho Cây Xương Rồng là 15 - 15 - 30.
Lưu ý:
Thi thoảng nên tưới Xương Rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ..
Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt.