THÔNG TIN
Tên cây: Cây Sả
Tên gọi khác: Cây sả gia vị, sả đuỗi muỗi, cây lá sả
Tên khoa học: Cymbopogon
Họ thực vật: Poaceae (Họ lúa)
Là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.
ĐẶC ĐIỂM
+ Cây sả là cây thân thảo, sống phát triển thành bụi, cụm, mọc um tùm, tăng trưởng nhanh và dễ phân nhiều cây con, ưa nắng, chiều cao cả lá luôn tầm 1m-,1,2m.
+ Thân cây sả và củ sả là một, nó bao gồm phần từ đầu gốc cho đến các bẹ lá, Thân màu trắng tinh, hoặc màu tím, Thân được tạo thành nhờ nhiều bẹ áp áp sát vào nhau, khi bóc các lớp lá sẽ rộ ra thân trắng nỏn, phần dưỡi phình to hơn và nhỏ dần lên tới ngọn.
+ Lá sả dài và nhỏ, chính vì vậy cho nên hãy có xu hướng cong vòng xuống và dẽ gảy, lá dài khoảng 50cm-70cm, có một đường gân chính giữa, lá sả nhám có nhiều lông con, có thể gây ngứa hoặc khứa vào tay ta khi tiếp xúc với nó. Phần dưới lá có bẹ dài rộng ôm sát vào nhau tạo thành thân củ.
+ Sả đẻ chồi ở nách lá tạo thành nhánh như lúa, với cách sinh sản này từ một cây ban đầu sẽ sinh ra nhiều cây khác tạo thành một bụi lớn rất nhanh chóng.
+ Rể cây sả thuộc rể chùm, đan vào nhau sát bề mặt đất, nhờ vậy mà chúng giữ cho cây sả rất chắc chắn..
CÔNG DỤNG
+ Sả có rất nhiều công dụng và quan trọng trong đời sống cũng như trong chế biến thức ăn.
+ Hầu như toàn bộ thân lá và các bộ phận khác của cây sả điều sử dụng được, nhất là phần thân củ và lá.
+ Thân có thể dùng trực tiếp hoặc bào nhuyễn. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị. Nó cũng có thể để thâm lại và bổ sung toàn bộ do nó tiết ra tinh dầu thơm từ các túi chứa dịch nước trong thân cây.
+ Trong thực phẩm, sả là một loại gia vị quen thuộc được dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn chế biến từ thịt. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ gia cầm, cá và hải sản. Nó có thể được sử dụng như một loại chè ở các quốc gia ở Châu Phi.
+ Ngoài ra sả còn có tác dụng phòng và chữa các bệnh trong đông y.
- Về chữa bệnh, trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm. Về phòng bệnh, nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa chướng khí, sốt rét. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Hoặc chúng ta có thể lấy phần lá và thân sả đun sôi và sông hơi để giải cảm…
+ Trong cảnh quan, sả còn được sử dụng như một vủ khí để tiêu duyệt các loại côn trùng trong sân vườn như muỗi, dán và các côn trùng khác.
Ý NGHĨA
CÁCH CHĂM SÓC
Cây sả trồng rất dễ và không cần chăm sóc nhiều, chỉ lấy giống ban đầu sau đó để chúng tự sinh sản nhảy thành bụi lớn.
+ Khi trồng nên chọn vùng đất cao, nhừ bờ hồ, ao, hay các bờ luống rau hoặc có thể trồng vào chậu… Lựa chọn đất sạch sẽ, và nhiều chất dinh dưỡng.
+ Chọn vị trí thoáng mát, không bị che khuất, và không gian đủ rộng để cây sinh sản nhiều cây con.
+ Tưới nước giữ ẩm hằng ngày cho cây.
NHÂN GIỐNG
+ Cây sả nhân giống bằng cách tách mầm cây con, hoặc lấy thân củ trồng xuống đất là cây sẽ ra lá phát triển.
Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây hoa.
Quý khách có thể đặt mua online cây Sả giống tại đây, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho quý khách.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: Chohoaonline.com
Email: Chohoaonline@gmail.com.
Điện thoại: 0977.749.704 - 0902.956.937